Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Cảm hoài bi đát sự .


Năm 1400, Hồ Quý Ly soán ngôi vua Trần, lập triều Hồ Ly Đại Ngu, tại vị An Nam quốc.
Con cháu nhà Trần là Trần Khang, tên chữ Thiêm Bình, chạy bộ qua Tàu lạy khóc, xin xỏ nhà Minh "cứu giúp".
Chớp cơ hội, Minh Thành Tổ sai bọn Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh đem hai đạo binh, dụng chiêu bài " diệt Hồ phù Trần", mưu chiếm lại Giao Châu, lập An nam đô hộ phủ như thủa hồi xưa.
Dân An Nam mắc lừa giặc, hè nhau giúp sức Tàu "anh em" diệt Hồ chế độ.
Năm 1407, cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Hồ Nguyên Trừng, Hồ cháu Hồ chắc, Hồ tử Hồ tôn bị bắt giải về phương Bắc.
Hồ triều chấm hết chuyện.


Chiếm nước ta, giặc Tàu giả treo bảng kêu gọi con cháu nhà Trần ra làm vua, rồi "được bô lão đại diện An Nam" làm tờ khai rằng :
" Họ Trần không còn ai nữa, đất An Nam vốn là Giao Châu ngày trước, nay xin "quân giải phóng" đặt lại quận huyện như cũ !"
Tên quan Hoàng Phúc cầm quyền cai trị. Lũ quan lại Tàu cùng bọn Việt gian phản quốc, tích cực thực hiện chánh sách đồng hoá VN.
Chúng bắt con gái đẹp, thợ giỏi, sĩ phu, sách vở, vàng bạc, của cải chở hết về Tàu. Chúng bắt người Việt lao dịch nô lệ, khai thác tài nguyên khoáng lâm hải sản "bôxit" tải qua Tàu. Chúng đàn áp, bắt giam, xử tử người nào nổi dậy chống cự bằng những điều luật rừng của bọn thống trị ăn cướp. Nước Việt sa vào Bắc thuộc thứ hai, đành đoạn bọn Tàu cai trị xích xiềng, chịu kiếp nô lệ mới.


Năm 1418, đúng 10 năm sau ngày An Nam nhờ cậy quân đội Tàu phương Bắc "giải phóng", Thanh Hoá xứ, vị phú nông địa chủ tên gọi Lê Lợi, đã dựng cờ khởi nghĩa đất Lam Sơn.
Dân chúng Nam quốc vui mừng ủng hộ. Anh hùng hào kiệt thiên hạ theo về dưới trướng ngài đông đảo lắm.
Đăc biệt, có vị ngài quân sư tài cao học rộng, một "Gia Cát Vũ Hầu Khổng Minh Cát Lượng" made in VN, bày mưu tính kế cho Lê Lợi chỉ huy quân dân, đánh ngoại đuổi xâm.
Ts. Nguyễn Trãi (1400) là con cụ Bảng nhãn Nguyễn Phi Khanh, khi cụ bị bắt đem về Tàu theo chủ trương lớn "cầm trí, quy Tàu", ngài đã theo cha lên tận biên giới, ôm cẳng cha khóc lóc dữ dội. Ngài không ngờ bị cha mắng xối xả :
" Mày trở về lo trả thù cho cha, rửa nhục cho nước; cứ đi theo khóc lóc để mà gì ?"
Nguyễn Trãi tỉnh ngộ, quay về nuôi chí phục thù, đem tài giúp Lê Lợi khôi phục giang san.
Mười năm nằm gai nếm mật, từ yếu chuyển mạnh, nguy thành an, nghĩa quân Lê Lợi đem quân vây thành Đông Đô (HN), chém đầu Liễu Thăng cứu viện tướng ở Chi Lăng.
Trước nguy cơ bị diệt, bọn thái thú Tàu Vương Thông, Mã Kỳ, Hoàng Phúc, Phương Chính xin hòa. Lê Lợi mở hội thề Đông Quan, cấp phương tiện cho bọn Tàu ăn cướp cút về nước, tránh chiến tranh dai dẳng bất lợi, đối địch thiên triều to lớn.
Lê Lợi lên ngôi vua.
Lê Thái Tổ, khai sáng triều đại mới, độc lập tự chủ đất nước.
Các đại thần, tôn thất con cháu họ Lê, triều đình cùng vua cai trị dân chúng, vui hưởng vinh hoa phú quý thái bình.


Chuyện đời xưa nay, Tàu Ta gì cũng vậy, "chim hết thì cất cung, thỏ hết thì giết chó...", mấy đế vương Hậu Lê triều bắt đầu tàn sát khai quốc công thần, bởi sợ "tài năng lớn" cướp mất ngôi vị "thiên tử", lung lay chế độ cực khổ mới có.
Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Trịnh Khắc Phục, Lê Ngân, Lê Sát...tội này tội nọ, vu oan giá họa, đem chém sạch trừ hoạ hậu !
Quân sư Nguyễn Trãi học Trương Lương tịch cốc, Phạm Lãi Ngũ Hồ; vẫn không thoát nạn lớn. Chữ tài liền vận chữ tai, tru di tam tộc !
Năm 1416, Nguyễn Trãi cùng vợ bé Thị Lộ gia nhập nghĩa quân Lê Lợi. Vốn thông minh, hay chữ, Thị Lộ được cử chăm sóc thế tử Lê Nguyên Long 5 tuổi (con bà Phạm Thị Ngọc Trần, nhận nhảy xuống sông Lam tế thần Cá Quả, cho con cơ may có ngai vàng).
Lê Lợi làm vua 6 năm thì mất ở tuổi 49 vận hạn. Nguyên Long lên ngôi lúc 11 tuổi, say đắm tửu sắc, 6 vợ 4 con, gây nhiều rắc rối hậu cung tranh nhau thừa kế ngai vàng.
Trong 6 vợ của Thái Tông Nguyên Long :
- Lê Thị Ngọc Dao, con đại thần Lê Sát. Cha tội chém, bà bị đuổi khỏi cung đình.
-Lê Thị Lệ, con đại thần Lê Ngân. Cha cũng bị giết, phế truất Tu dung
- Dương Thị Bí, là Hoàng hậu, mẹ Lệ Đức Hầu Nghi Dân. Thất sủng, hạ bật "hàm" Chiêu nghi
- Bùi Quý Nhân, tước vị Thần phi, mẹ Cung Vương Khắc Xương
- Ngô Thị Ngọc Dao, là Tiệp dư, mẹ Lê Tư Thành ( vua Lê Thánh Tông sau này)
- Nguyễn Thị Anh, được vua rất yêu mến. Vua bỏ Bí hoàng hậu, truất phế Nghi Dân, đưa Thị Anh này lên Từ Tuyên hoàng hậu. Lập con ả, Bang Cơ, làm Thái tử.


Cơ sự buồn rầu bắt đầu bởi âm mưu thủ đoạn, toan tính cạnh tranh, quyết giành ngôi báu cung đình of Nguyễn Thị Anh cùng phe đảng.
Thị Anh vốn dan díu cùng Lê Nguyên Sơn, dòng dõi đại thần Lê Khoáng, có bầu 3 tháng trước.
Hai thái giám Đinh Thắng, Đinh Phúc ghi chép ngày nhập cung của thị Anh với Vua, thừa hiểu Bang Cơ không phải con vua, nên nói chuyện này cho Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Trãi :
"Nhân Tông chẵng phải máu Nguyên Long
Sáu tháng mang thai thật lạ lùng
Năm tháng ngày giờ Đinh Thắng chép
Hoàng bào nhơ bẩn tiếng ngàn năm !"
Nguyễn Thị Lộ đang chức Lễ nghi học sĩ hậu cung, thấy Thị Anh tiểu nhân đắc chí, vua mê say sủng ái , bà chọn cách làm thinh. Nguyễn Trãi thì cáo quan về ẩn, tránh họa.
Bấy giờ Ngô Thị Ngọc Dao có mang, Thị Anh sợ bà sanh hoàng nam tranh ngôi, bèn vu vạ chuyện bùa ngải, ép vua xử tội voi giày ngựa đạp. Nguyễn Thị Lộ can vua, giúp Ngọc Giao xuống tóc ni cô, trốn chùa Huy Văn, sinh con trai Tư Thành.
(Nhờ cơ giúp đỡ, khi Tư Thành lên ngôi vua Lê Thánh Tông, minh oan gia đình tộc họ Nguyễn Trãi, Thị Lộ.)
Sau ngày Ngọc Dao sinh hoàng nam, dư luận dân gian chào xáo - Nguyên Long không phải con vua, Tư Thành mới thật kế vị - Thị Anh cùng phe đảng, bọn quan lại ngu si ganh ghét Nguyễn Trãi, vội ra tay hạ độc. Tiên hạ thủ vi cường.
Ngày 4 tháng 8/1442, sau khi ghé thăm Nguyễn Trãi ở chùa Tư Quốc Chí Linh, vua về đến Ly cung Lệ Chi viên (Bắc Ninh) tối trời ngủ lại. Hai tên Thái giám Tạ Thanh, Lương Dật bỏ thuốc độc, vua uống xong mê man bất tỉnh, chúng lấy cớ đi mời "bác sĩ", để Thị Lộ ngồi hầu hạ một mình.
Vua chết, bọn tay chân hô hoán chính Thị Lộ đã giết vua.
Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh ngai vàng chấp chính, Bang Cơ lên ngôi Nhân Tông vua mới.
Việc đầu tiên, ả bắt lấy Thị Lộ, tra tấn rất dã man, buộc bà phải nhận tội mưu cùng Nguyễn Trãi giết vua. Cực hình không chịu nổi, Thị Lộ đành cúi đầu "lên tivi nhận tội", "khai thật" hết cả...
Án lập tức thì thi hành gấp rút.
Nguyễn Thị Lộ bị bỏ vào cũi sắt dìm xuống sông, cho chết thảm.
Nguyễn Trãi cùng ba họ bà con cha mẹ vợ trẻ già trai gái chém đầu một loại, "tru di tam tộc".
Thái giám Đinh Thắng , Đinh Phúc; ả Thị Anh bắt chém ngay, giết người diệt khẩu, tội biết sự thật quá nhiều.
Trước lúc đao phủ vung đao chặt đầu, anh hùng Nguyễn Trãi, ngữa mặt lên trời than rằng :
"Tiếc thay, ta đã không nghe lời của Thắng, Phúc ! "


Hai mẹ con Nguyễn Thị Anh, Lê Nhân Tông vinh hoa phú quý ngai vàng, bọn tay sai triều đình tung hô vạn tuế, bầy sử nô múa bút nịnh thần, kéo dài thập thất niên ( cầm quyền, biết dân gian vẫn xót thương Nguyễn Trãi, bọn Thị Anh "tuyên giáo" thần quyền, mượn tích Chu Tuệ Kiều Oanh phao đồn thiên hạ, đổ vấy đổ thừa, hoả mù tội ác. Còn lưu dấu "rắn độc" tận ngày nay).
Đến ngày mồng 3 tháng 10. 1459, Lạng Sơn vương Nghi Dân cùng bọn Lê Đắc Ninh, Phạm Bang nổi dậy làm cuộc đảo chánh, chém được đầu Lê Nhân Tông cùng Nguyễn Thị Anh.
Lê Nghi Dân lên ngôi vua mới, đặt niên hiệu Lê Thiên Hưng, bố cáo thiên hạ sự thật tỏ tường.
Vậy là, ác giả ác báo, bọn làm bậy tham quyền, giết người vô tội, giờ đã đền mạng.
Có điều, vây cánh of vua Thiên Hưng bởi chưa đủ mạnh, không chỗ dựa chắc cú kiềm chân bọn cựu thần thế lực, thành ra chỉ 8 tháng, sau một buổi tan chầu, bọn Đinh Liệt, Nguyễn Xí làm binh biến, giết hết mấy tay chân vua mới, bắt Nghi Dân rồi thắt cổ ngài đến chết.
Tư Thành được lập cho lên làm vua. Lấy hiệu là Lê Thánh Tông.
Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ được giải oan.
Cung vương Lê Khắc Xương hiền lành, không mộng mơ vua chúa cũng bị Tư Thành giết, phòng xa hậu hoạn, bạo loạn lật đổ.
Thị Anh, Bang Cơ được Tư Thành đề cao chính thống triều Lê.
Nghi Dân vua coi là nguỵ tặc.
Mục đích vương vị chánh nghĩa cho vua mới cầm quyền.

Lời bàn luận
Triều đại nào rồi cũng vậy thôi.
Tranh quyền đoạt lợi, nhân danh chánh nghĩa, vị ích trăm họ nọ này, rốt cuộc thật ra là các thế lực trong triều đấu đá, nện nhau túi bụi, chém giết tàn sát, mộng đoạt ngôi báu vàng son .
Vận nước lại tuỳ vào minh hoặc bạo chúa cầm quyền, cho dân đen tứ xứ phúc họa.
Có điều, một thời gian nhanh chậm mau lâu chi đó, bí mật cung cấm, mưu này mẹo nọ, vẫn được phát lộ. Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu, sự đời.
Xót xa thay người anh hùng Bình Ngô sách giúp dân cứu nước thờ vua, kinh bang tế thế; cuối đời lại chết thảm thiết trong tay tiểu nhân ti tiện.
An nam cay đắng sử Lê triều, đọc ngẫm mà rầu.

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010

Diễn biến hoà bình


Cuối đời Đường, Trung Hoa phong kiến đế quốc suy vi loạn lạc. Anh hùng hào kiệt thiên hạ nổi dậy, xưng hùng xưng bá, sinh ra cái thời ly tan Ngũ đại thập quốc.
Quần hùng chia nhau thống lĩnh cát cứ địa phương. Mấy cái hậu Lương, Đường, Hán, Chu, Tấn góp mặt, phân chia cai trị Trung nguyên lãnh thổ.
Chu Thái tông Sài Vinh, vua nhà hậu Chu chết sau ngày vợ (Phù thị) mất. Con trai là Sài Tông Huấn bảy tuổi nối nghiệp. Bà dì ruột lên chức"Phù thái hậu", ngồi buông rèm "thính chính" giúp cháu làm vua.
Quyền lực triều đình bây giờ về một tay quan đại thần, "Điện tiền Đô kiểm điểm" Triệu Khuông Dẫn, võ tướng xuất thân Cấm binh thiết kỵ với cây gậy Phi Long huyền thoại.
Triệu vốn đầy tham vọng, mưu mô quỷ kế có thừa; chuyện cướp ngôi nhà hậu Chu với Triệu chỉ còn là thời gian mà thôi.


Lên ngôi vị chưa ấm ngai vàng, nhà vua trẻ Tông Huấn có tin cấp báo, Lưu Sùng hậu Hán ở phía Bắc kéo đến xâm phạm.
Triệu Khuông Dẫn được lệnh thống lĩnh đại quân chống giặc.
Đến trạmTrần Kiều, Tiết độ sứ Giang Vũ Cao Hoài Đức cùng với bọn quân lính nhao nhao ý kiến: "Chúa thượng kế vị chỉ là một đứa con nít, bọn ta lại phải chiến tranh Bắc phạt, chi bằng thuận lòng trời, hãy lập Đô kiểm điểm lên làm vua cái đã..."
Triệu kéo quân về lại Biện Kinh gây áp lực.
Tể tướng nhà hậu Chu là Phạm Chất, Chu thái hậu (mới 22 tuổi) cùng Tông Huấn đành viết chiếu, truyền lại ngôi vua cho họ Triệu.
Quan Đô kiểm điểm Triệu giả lả từ chối đôi ba phen, rồi mới đăng quang lên ngai vàng, trở thành Hoàng đế Thái Tổ, mở đầu triều đại nhà Tống, nhất thống Trung nguyên.
Việc đoạt lấy thiên hạ trong tay nhà hậu Chu nhanh chóng, "diễn biến hoà bình", không phải mất một mũi tên hòn đạn. Tống Thái Tổ ở ngôi 15 năm (960 - 975) thì đau chết,"huynh chung đệ cập", em ruột Triệu Khuông Nghĩa lên nối ngai vàng.
Mấy chục năm sau sự nước Tàu ấy, xứ ta cũng nảy sanh "diễn biến hòa bình" tương tợ. Nhà vua Lê ngọạ triều Long Đĩnh hoang dâm vô độ, đau ốm chết lúc mới 24 tuổi, con hãy còn bé. Dân chúng rất căm hận triều đại của gã vua ngọa triều hắc ám này
Triều đình "đồng thuận" chọn võ quan Lý Công Uẩn đương giữ chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, lúc này 35 tuổi, cho lên làm vua, tức là vua Lý Thái Tổ.
Triều Lý thay thế triều Tiền Lê cũng hoà bình, ổn định, không có cảnh đao kiếm cung tên, đầu rơi máu chảy. Đất nước bắt đầu đi vào thời thịnh trị từ buổi Lý triều.
Việc thay đổi triều đại trong lịch sử đều ngập tràn xương máu và lòng hận thù tàn khốc, nhưng khi lòng người đã thuận, "diễn biến hoà bình" là con đường thay đổi chính quyền triều vua họ này sang triều vua họ khác tốt nhất.